DLSS luôn được tự hào là một trong những công nghệ hỗ trợ chơi game tốt nhất của NVIDIA. Là một loại card đồ họa cho laptop giúp cải thiện khả năng đồ họa phức tạp và chi tiết. Cùng tìm hiểu DLSS là gì, công dụng, lợi ích và cách sử dụng DLSS trong bài viết sau.
Mặc dù DLSS đã có từ lâu nhưng đến năm 2020 mới được sử dụng rộng rãi. Thuật toán này sẽ đem lại một trải nghiệm cân bằng giữa đồ hoạ và tốc độ khung hình. Nhiều tựa game lớn đã được công bố hỗ trợ DLSS, chứng tỏ tầm quan trọng của công nghệ này.
Deep Learning Super Sampling (DLSS) là công nghệ render dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) giúp cải thiện hiệu suất đồ họa bằng bộ xử lý AI trên nhân Tensor chuyên dụng trên card đồ họa NVIDIA GeForce RTX. DLSS là kết quả của sự kết hợp giữa Supersamling để làm cho đồ họa trong trò chơi mượt mà hơn và Deep Learning để áp dụng các cải tiến chung trong trò chơi.
DLSS là sự kết hợp của:
NVIDIA chạy Supersampling trên một trò chơi nhất định và lặp đi lặp lại, trên card đồ họa trong trung tâm dữ liệu lớn của NVIDIA. Deep Learning sẽ can thiệp vào các vòng lặp này bằng cách lặp lại các hình ảnh, tính toán cách tốt nhất để áp dụng Supersampling vào trò chơi.
Từ đó, hệ thống tìm hiểu nhiều nhất có thể về cách hiển thị trò chơi, học cách làm cho hình ảnh sắc nét và đẹp mắt hơn sau mỗi lần lặp lại.
Phiên bản này sử dụng thuật toán AI và Neural Graphics Framework (NGX) để cải thiện chất lượng hình ảnh có sẵn. Sau khi khử răng cưa sẽ so sánh và "học" cách render ra hình ảnh giống nhau nhất ở chất lượng cao hơn mà không ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ khung hình.
Mạng AI lặp lại quá trình này và điều chỉnh thuật toán để tạo ra hình ảnh có 64 mẫu/pixel từ khung đầu vào chỉ 1 mẫu/pixel. Đồng thời, tránh các vấn đề liên quan đến TAA.
Các kỹ thuật như phản hồi tạm thời kết hợp và vectơ chuyển động cũng áp dụng với DLSS để đảm bảo độ sắc nét của hình ảnh trong game nhất quán trên từng khung hình và ở độ phân giải cao hơn.
NVIDIA giúp cải thiện tối ưu hóa Tensor Core bằng cách cập nhật mạng AI neural. DLSS 2.0 chỉ cần hiển thị hình ảnh ở độ phân giải 25 - 50% (11% nếu chọn Ultra Performance) và kết hợp với phản hồi tạm thời để mang lại độ rõ nét và độ ổn định hơn so với DLSS 1.0.
Mạng AI trong DLSS 2.0 đã được thay đổi, NGX sẽ cung cấp một tập hợp các hình ảnh có độ phân giải thấp với các vectơ chuyển động và khử răng cưa để phục vụ cho kỹ thuật phản hồi tạm thời. AI sẽ so sánh, tìm ra điểm khác biệt và tìm hiểu cách render tốt nhất.
NGX liên tục lặp lại quá trình này trên hàng chục nghìn hoặc thậm chí hàng triệu hình ảnh tham chiếu được cung cấp, tạo ra mạng AI có thể nâng cấp hình ảnh lên chất lượng và độ phân giải mong muốn.
Sau khi hoàn tất, mạng AI sẽ được đưa tới các card đồ họa dòng NVIDIA RTX 20 - 30 Series thông qua trình điều khiển GeForce Game Ready. Điều này cho phép card đồ họa của bạn tận dụng AI của Tensor Core để chạy DLSS 2.0 trong các trò chơi được hỗ trợ.
Phiên bản mới nhất, DLSS 3.0 có cách vận hành như các thế hệ trước nhưng có những cải tiến vượt bậc hơn, vẫn duy trì chất lượng đồ họa cùng tốc độ phản hồi mượt mà với hiệu suất cao hơn.
Một trong những tính năng mới là Optical Multi Frame Generation, cho phép thuật toán AI dự đoán và phác thảo thêm khung hình mới dựa trên dữ liệu có sẵn. Điều này giúp máy không cần CPU để render từng khung hình, hạn chế hiện tượng nghẽn cổ chai CPU và GPU, từ đó bạn chỉ với một mẫu CPU tầm trung vẫn tận dụng tối đa sức mạnh của RTX 4090.
DLSS 3.0 mang lại hiệu suất tốt hơn gấp 4 lần và khả năng phản hồi nhanh hơn gấp 2 lần so với độ phân giải gốc, mang đến cho game thủ trải nghiệm tốt hơn trên mọi chiến trường ảo. Đáng chú ý, DLSS 3.0 được tích hợp vào dòng RTX 40 và hiện hỗ trợ tới 35 tựa game phổ biến.
Lợi ích mà DLSS mang lại
Card đồ họa render AI mang lại chất lượng hình ảnh tương đương hoặc cao hơn so với độ phân giải gốc. Giảm nhiệt và điện năng tiêu thụ trên card đồ họa đồng thời cải thiện chất lượng đồ họa, tốc độ khung hình và độ phân giải.
AI sử dụng công nghệ Tensor đặc biệt để tăng tốc độ tính toán lên gấp 2 lần so với trước đây, từ đó tối đa hóa tốc độ khung hình và độ phân giải lên tới 8K.
Dễ dàng điều chỉnh chất lượng hình ảnh bao gồm: Quality, Balanced, Performance giúp kiểm soát quá trình render độ phân giải trong game. Ở chế độ Performance, hệ thống có thể tăng độ phân giải lên gấp 4 lần từ 1080p lên 4K.
DLSS khai thác sức mạnh của siêu máy tính. Điều này có nghĩa là bạn có thể khai thác sức mạnh của mạng siêu máy tính để cải thiện hiệu suất và độ phân giải.
NVIDIA GEFORCE RTX 3000 series:
NVIDIA GEFORCE RTX 2000 series: